Những cô gái đứng đường thường xuyên đối mặt với việc bị trấn lột, tấn công, đánh đập, tra tấn tình dục, hoặc thậm chí là bị giết...
Đủ loại nhục hìnhsua lo vi song tai da nang Tại hội thảo "Vấn đề bạo lực giới trong phòng, chống mại dâm, quan điểm và các giải pháp" tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, đã có thống kê cho rằng trên 49% cho biết từng bị bạo hành hoặc biết phụ nữ bán dâm khác bị bạo hành, trong đó 44% bị bạo hành khi đang hành nghề.
Từ đó đặt ra những thách thức về việc làm thế nào để bảo vệ những người hành nghề này. Tuy nhiên, khi tâm sự thật với những người phụ nữ ấy, mới thấy được họ đã phải chịu những nguy hiểm gì khi đổi được miếng cơm mưu sinh.
Phải mất nhiều thời gian thuyết phục, và trả cho chị N.T.Yến (nay đã hơn 40 tuổi, Bắc Ninh) số tiền bằng một lần đi khách không mặc cả (100.000 đồng), chị mới chịu bớt chút thời gian để trả lời những câu hỏi của phóng viên về đời hành nghề của chị.
"Trước chị làm ở đường Phạm Văn Đồng, nhưng sau đó truy quét, chị phải dạt đi và xuống đây (Ngọc Hồi/ Thường Tín - PV) cũng được 2 năm rồi. Nếu em hỏi về vấn đề bạo hành, thì chị nói thật, đời làm gái đứng đường như bọn chị thì chẳng còn thứ gì chưa trải qua. Ông bà nào mà bảo chỉ có 50% gái mại dâm bảo bị bạo hành thì có lẽ nói vẫn còn lạc quan quá. Chị chưa gặp đứa đứng đường nào mà chưa bị nó đánh một lần." - Yến tâm sự.
Những cô gái đứng đường được các tổ chức phi chính phủ đưa vào danh sách "dễ bị tổn thương" và cần được giúp đỡ, bảo vệ (Ảnh minh họa) |
Khách của bọn chị toàn dân lao động, dân cù bất cù bơ. Mà đi khách có vào khách sạn nhà nghỉ nào đâu? Tìm lùm cây, đằng sau ô tô hay bãi gạch nào đấy là được rồi. Có thằng khốn nạn nó chơi xong, tiền nó không trả rồi thấy mình đòi thì nó thẳng tay đánh cho vài cái tát. Đời làm gái con nào chẳng ăn tát, chuyện bình thường.
Có những thời điểm truy quét quá, may mắn mới vớ được một khách, có khi chỉ đổi lấy cái bánh mì hay hộp xôi bọn chị cũng làm. Tủi nhục lắm. Nhưng vì miếng cơm manh áo thôi, giờ cũng chẳng biết làm gì nữa. Muốn thoát khỏi cái kiếp này nhưng cũng chẳng có ai giúp."
Chị Yến kể thêm: "Có lần mình vừa đi được một khách, trong người còn đúng 85 nghìn, có thằng khách đi vào, có vẻ sộp lắm, nó trả trước một nửa là 50 nghìn, xong việc sẽ trả nốt. Đến lúc làm xong, nó rút dao ra dí vào cổ mình, thôi thì cả điện thoại, 85 nghìn của mình, 50 nghìn nó đặt cọc rồi cũng cướp cả."
sua lo vi song tai da nang Trong khi đó, chị Hòa (43 tuổi, quê Hưng Yên) cho biết: "Bị đánh thì chị cũng bị ấy lần rồi, còn bạo hành thì đủ thứ kiểu. Có lần chị bị lừa, đợt đấy cách đây khoảng hơn năm, truy quét gắt gao, mình thì đói khách. Có thằng đến nó bảo trả gấp ba lần tiền, nhưng mà về nhà trọ của nó vì nó không muốn ở ngoài đường.
Mình biết nguy hiểm nhưng cứ tặc lưỡi đi theo. Ai ngờ về đến nhà trọ nó bước vào phòng thì thấy gần chục thằng toàn mùi rượu nó đứng lù lù ở đấy. Có khác gì bị hiếp dâm tập thể đâu? Nó thả chị ra thì thân tàn ma dại, phải nghỉ ốm mất cả tuần."
Chị Hòa còn cho biết: "Cách đây 2 năm, hồi chị còn làm ở đường Phạm Văn Đồng, đã có một vụ đêm rồi có mấy thằng say rượu vào, nhân viên về hết, con chủ quán cũng là gái thôi nhưng không muốn tiếp, lấy cớ đóng cửa. Ai ngờ mấy thằng say có súng, rút ra bắn chết luôn. Sau không biết có bắt được mấy thằng khốn nạn đấy không. Nhưng nghĩ cũng khó lắm."
Loay hoay tự bảo vệ mình
Tâm sự với chị Yến về việc làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình, chị cho biết: "Trong việc này chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thôi.
Trước hết là bao giờ làm ăn cũng phải có phường có hội. Không phải tự nhiên bọn chị đứng đây đâu. xung quanh cũng có vài chị em như họp chợ ấy. Có hành nghề thì cũng chỉ loanh quanh, để có sự cố gì thì hô lên chị em chạy ra ngay.
Thứ hai là dù có tiền nhiều thế nào cũng không theo khách đi xa. Khối đứa bị làm tập thể, bị bạo dâm, đánh đập, thậm chí là bị giết vì theo khách đi rồi. Ngoài ra thì thấy khách có biểu hiện nghi vấn như say rượu, phê thuốc thì cũng nên tránh nó ra, mấy thằng như thế dễ manh động lắm.
Nói chung làm nghề đến mức phải ra đứng đường rồi thì cũng ma giáo cả, nên tự mà tìm cách bảo vệ mình thôi. Không thì có bị ăn đòn, có chết thì cũng trách mình chứ trách ai? Ai đi bảo vệ con cave ngoài mấy thằng bảo kê?"
Những cô gái quá lứa lỡ thì thế này chỉ biết tự bảo vệ lẫn nhau mà khó có sự trợ giúp nào từ xã hội (Ảnh minh họa) |
sua lo vi song tai da nang Còn chị Hòa bày tỏ: "Mình từng báo công an một vài chuyện, thấy chị em cũng có người đi báo rồi. Cũng có đứa tìm đến hội phụ nữ, hội này hội nọ. Ngoài mặt thì họ đã lạnh nhạt thì chớ, sau lưng họ còn xỉa xói, móc máy. Chẳng ai cảm thông cho lũ người như bọn tôi đâu."
Khi được hỏi về việc một số tổ chức phi chính phủ và cả nhà nước đang có chính sách hướng nghiệp giúp đỡ những người phụ nữ làm nghề như chị, Hòa tâm sự:
"Chẳng ăn thua gì. Người ta dạy làm móng thì mình không có hoa tay, dạy cắt tóc thì không có vốn mở cửa hàng. Làm gì cũng không đủ sống, về quê thì họ hàng từ mặt. Nói chung là chúng tôi không còn con đường nào khác, quay ra quay vào thì chỉ có bán thân mà nuôi mồm thôi."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.